HARRY ACADEMY

Chia sẻ từ Thầy Nguyễn Châu Khiêm, với hơn 5 năm kinh nghiệm dạy luyện thi TOEIC LR, hiện cũng đang là giáo viên tại Harry Academy. Thầy đã nhiều lần thi TOEIC cả phiên bản giấy lẫn online và có các nhận định như sau:

  1. Sự khác biệt cơ bản giữa thi giấy và thi online:
Bài thi trên giấy (Paper-based TOEIC)Bài thi trên máy tính (Computer-based TOEIC)
ListeningThí sinh điền và tô thông tin trực tiếp lên phiếu trả lời. Thời gian làm bài 45 phút, tính từ khi bắt đầu mở audio. Thí sinh nhập trực tiếp lên máy theo hướng dẫn có sẵn. Thời gian làm bài 45 phút, tính từ khi bắt đầu Skip vào part 1. Thí sinh không được phép dừng audio cho đến khi bài thi nghe kết thúc.  
Part 1Mô tả hình ảnhCấu trúc đề thi và nội dung đề thi không thay đổi Tương tự thi trên giấy
Part 2Hỏi – ĐápCấu trúc đề thi và nội dung đề thi không thay đổi Tương tự thi trên giấy
Part 3Hội thoạiTất cả câu hỏi được in sẵn trên đề. Mỗi 1 đoạn hội thoại ứng với 3 câu hỏi. Thí sinh có thời gian đọc câu hỏi trước, nghe audio, rồi chọn đáp án. Tiếp sau đó, thí sinh có thể chủ động thời gian đọc câu hỏi của đoạn hội thoại tiếp theo.Trên màn hình, một lần chỉ hiện 3 câu hỏi. Thí sinh phải đợi nghe hết toàn bộ nội dung đoạn hội thoại, nội dung câu hỏi, rồi máy tính mới tự chuyển sang 3 câu tiếp theo. Thí sinh không thể chủ động thời gian đọc trước câu hỏi hay lựa chọn tiếp theo → rất khó để hiểu nhanh nội dung câu hỏi và các lựa chọn.
Part 4Độc thoạiTương tự Part 3. Cấu trúc đề thi và nội dung không đổi Cấu trúc, nội dung đề thi không đổi,  tuy nhiên đặc điểm thì như đã đề cập bên trên (part 3). 
ReadingThời gian làm bài là 75 phút bắt đầu ngay sau khi kết thúc bài thi nghe. Thí sinh không được phép tiếp tục làm bài thi nghe. Thời gian làm bài là 75 phút bắt đầu ngay sau khi kết thúc bài thi nghe, máy tính tự động chuyển từ bài thi nghe sang bài thi đọc, thí sinh không thể quay lại bài thi nghe. 
Part 5: Câu chưa hoàn chỉnhCấu trúc đề thi và nội dung không đổi. Cấu trúc đề thi và nội dung không đổi, trên màn hình thường hiện từ 3-4 câu hỏi trắc nghiệm một lần. Thí sinh có thể dùng nút skip để chuyển qua làm các câu khác. 
Part 6: Đoạn văn chưa hoàn chỉnhCấu trúc đề thi và nội dung không đổi. Cấu trúc đề thi và nội dung không đổi, trên màn hình hiện ra 1 đoạn văn “đục lỗ” có 4 câu hỏi. Thí sinh có thể dùng nút skip để chuyển qua làm các đoạn khác. 
Part 7: Đọc hiểuCấu trúc đề thi và nội dung không đổi. Cấu trúc đề thi và nội dung không đổi. Màn hình sẽ có các đoạn văn và câu hỏi tương ứng. Thí sinh có thể tận dụng con lăn chuột để đọc nhanh các câu hỏi. 
  1. So sánh ưu điểm và nhược điểm thi trên giấy và trên vi tính. 
Ưu điểmNhược điểm
Thi trên giấy-Tối ưu các thủ thuật làm bài vì thí sinh thường đã làm quen với các thao tác trên giấy nhiều hơn là trên máy. -Parts 3,4 thí sinh có thể chủ động đọc trước câu hỏi và đáp án. – Đỡ mỏi mắt hơn so với thi máy. -Ngoài IIG Việt Nam, còn có nhiều địa điểm khác tổ chức thi giấy, ví dụ: ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh Tế, etc. -Số ca thi mỗi tuần luôn ít hơn số ca thi trên máy. (thông thường là 2-3 ca/tuần; thi máy có thể từ 3-4 ca/tuần)  -Không có tai nghe riêng, phải nghe loa ngoài, đôi khi thí sinh có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn ngoại lai. -Tốn thời gian tô đáp án (thống kê trung bình thí sinh mất từ 3-5 phút để tô toàn bộ đáp án trong tổng số 200 câu hỏi của bài thi). Khi tô nhầm phải tốn thêm thời gian tẩy, xóa và tô lại đáp án. -Thí sinh không được phép ghi chú bất kì gì lên đề, chỉ được phép tô đáp án trên phiếu trả lời. -Thí sinh tốn thời gian nhiều hơn cho Part 7 vì phải các đoạn văn dài đòi hỏi phải lật trang giấy thường xuyên, đồng thời việc này cũng khiến cho dò lại bài bất tiện hơn. -Không biết kết quả ngay sau khi làm bài, phải đợi từ 10-12 ngày làm việc. 
Thi trên máy tính-Thao tác chọn đáp án và chỉnh sửa đáp án nhanh và tiết kiệm thời gian vì chỉ cần dùng click chuột. – Phần đọc có các nút chức năng: Overview (giúp thí sinh xem lại toàn bộ đáp án: đã chọn, chưa làm, hay đã được đánh dấu) ; Mark for Review (đánh dấu câu bạn muốn quay lại kiểm tra). Next, Return (qua câu tiếp theo hoặc trở lại). Khi kiểm tra lại bài, thí sinh cũng có thể click Overview, chọn và làm ngay câu chưa hoàn thành. -Có tai nghe riêng cho từng thí sinh, âm lượng có thể tự điều chỉnh được. -Có điểm cụ thể từng kĩ năng và điểm tổng ngay sau khi thi xong. -Lịch thi nhiều và dàn trải hơn so với thi giấy. -Nếu cần nhận phiếu điểm gấp, thí sinh có thể trả một khoản lệ phí để đăng ký nhận phiếu điểm sớm hơn bình thường 2 ngày (3 – 5 ngày). -Nhìn màn hình quá lâu sẽ gây mỏi mắt nếu thí sinh không quen (bài thi TOEIC trên máy hiện tại vẫn chưa có chức năng điều chỉnh màu,độ sáng màn hình như các bài thi khác)-Nếu chưa bao giờ làm thử hay thi qua bài thi trên vi tính sẽ không quen thao tác. -Headphone dạng thường, nút chụp tai cũng chưa bọc kín toàn bộ tai, vẫn có khả năng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. -Thí sinh không thể chủ động thời gian đọc trước câu hỏi trong phần 3,4. – Hiện tại chỉ có IIG TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng là thường xuyên có bài thi máy, còn các địa điểm thi khác phải chờ thông báo. 
  1. Lời khuyên dành cho thí sinh:

Ai nên thi trên giấy? tuỳ theo nhu cầu của từng bạn thí sinh, nhìn chung, tất cả các thí sinh đều có thể đăng ký ôn luyện và thi trên giấy. Đặc biệt ,nếu các bạn không thích nhìn màn hình lâu; thao tác vi tính chậm, khả năng đọc câu hỏi còn chậm và nghe còn yếu, thì thi trên giấy vẫn là một lựa chọn an toàn nhất. 

Ai nên thi trên máy tính? thí sinh cần có điểm TOEIC gấp để tốt nghiệp đúng hạn, xét hồ sơ, nâng ngạch, yêu cầu công ty,etc. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn là dù các bạn có thể nhìn màn hình lâu hay có kĩ năng, thao tác tốt, chúng ta vẫn nên dành thời gian làm quen với format bài thi này bằng cách mua 1 số đề thi thử của IIG để làm trước khi đi thi thật. 

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Châu Khiêm.

Hãy chia sẻ bài viết nếu hữu ích các bạn nhé! Cảm ơn các bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0817.229.910